controlling time

Friday, May 01, 2009

General: controlling time

Author: Jim Scrivener

Level: starter/beginner, advanced, elementary, pre-intermediate, intermediate, upper-intermediate Type: teaching notes

It can feel unsatisfactory to suddenly rush an activity at the end of a lesson. Here are some strategies for taking control of time and shortening over-long stages.


It can feel unsatisfactory to suddenly rush an activity at the end of a lesson, cramming stuff in, leaving out important stages or even letting the whole lesson overrun (with restless students trying to secretly pack their bags). Following last month’s ideas for extending short stages, here are some strategies for taking control of time and shortening over-long stages.
  1. Be pre-emptive
    Try to spot timing problems early on. This allows you to make realistic decisions early on in a task rather then suddenly being forced to make drastic alterations at the last minute.

  2. Extend old tasks rather than start new ones
    Think very carefully before starting a new activity, especially if it is late in the lesson. Isn’t it better to extend the previous activity till the end of the lesson rather than doing a ludicrously rushed version of the next activity?

  3. Speed up early stages rather than cut off the end
    If an activity does start late or looks like overrunning, don’t wait until the end and then suddenly cut it short. Decide early on how to alter the activity so that it still achieves what you want it to do. It’s often better to speed up an earlier part rather than to abruptly stop things when the bell rings.

  4. Offer choices
    If you only have enough time to do one out of two possible activities, ask the class what they think. As with any ELT democracy, make sure that you hear (and take notice of) more than just the loud one or two that shout out first – and take care that you really do go along with class wishes, not just what you intended to do all along.

  5. Don’t offer inedible carrots
    Try to avoid telling students: “I had planned a really good activity next but I’m afraid we don’t have time” That’s like saying “I was going to buy you a box of chocolates…”

  6. Bend the laws of time
    Remember that lesson time follows the laws of relativity! It is entirely flexible and seems different to different people. When you start an activity you can state how long students have to do it e.g. “You have ten minutes.” But just because you said a time limit – it doesn't mean that you have to measure and keep it exactly! If you are running short of time simply announce “one minute left” even if students have had much less time than you previously announced! (No-one is likely to notice!)

  7. Pause mid-task
    Although we are often trained to finish things off neatly within lesson time – maybe don’t worry about pausing tasks right in the middle (even mid speaking activity!) and picking them up again tomorrow or next time. This gives you a way of neatly linking lessons, as you can continue things from precisely where you left off – and students can take some time to re-tune themselves to where they were. (I was rather shocked when a trainer first did this with me – but it does have some interesting results).
-->read more

Learners look at learning

General: Learners look at learning

Author: Jim Scrivener

Type: article

This month Jim Scrivener talks about how teachers can encourage their students to become more aware of the learning process.

Many teachers believe that their students will progress faster if they become more aware of how they are learning (or not learning). How can a teacher encourage his or her class to pay more attention to thinking about these things?


Learning blogs

The old-fashioned Learner Diary never seemed to be terribly popular with students – but new technology does offer us new possibilities. Find a friendly free blogging website (i.e. a place where people can keep their own online diary known as a blog) that you can recommend to your class and, for homework, ask everyone to sign on to start their own blog. After that, ask students to make entries at least once a week about how they are coping with their English study, what they’ve read or done, what is difficult, questions they have etc. Encourage students to read each other’s blogs. Regularly sign on yourself to have a quick look at their entries – and reply to some points or update your own teaching blog!

You can find some examples of free blogging sites at the bottom of the page.


Scrapbooks

Ask each student to buy a large scrapbook – i.e. a book with blank pages for sticking things in. Advise them to use this to collect any pieces of written English that they needed to read. They should add a brief annotation to each one saying something about the language used (e.g. “This was quite short and easy to read” or “I found this really hard to understand”). So, for example, a scrapbook might contain classroom photocopies, printouts from a website, leaflets, emails etc. Occasionally have scrapbook browsing days when students can share their scrapbooks with their classmates and ask questions.


Process chats

Don’t just teach and teach and teach and teach… Occasionally you need to stop and allow time for students to look back and take stock of where they are and where they are going. If you have the time, individual tutorials are great, but, with large classes, this can be difficult to arrange. However, even whole class tutorials can be very productive. For example, once a month, set aside 30 minutes to talk – not about the content the students have been studying, but about how they are coping with it. Prepare a few relevant questions (e.g. Are you managing to remember the new vocabulary we study? Is it too much or too little?) Start students talking in small groups to warm them up. After a while, bring the class together for a lively comparison of views. The aim is for students to start thinking about learning issues – don’t try to force anyone into accepting “right” answers.


Language passports

Get your classes involved in the Council of Europe scheme for Language Passports. (To find out more, there is a link below). These useful online documents get learners to really think about what they can do in different skills areas – and to record their language levels. Even if you don’t ask your students to create their own passports, download a blank template and use the European levels self-assessment grid to help students think about their own levels in English.


source: Onestopenglish.com

-->read more

THE BEST TOEIC TIPS EVER !!!

Thursday, April 30, 2009

-->read more

TOEIC 900- NO BIG DEAL!

Monday, April 20, 2009

Trước hết, nói về kỳ thi TOEIC
TOEIC stands for Test of English for International Communication. Khác với Toefl có thiên hướng về học thuật và campus environment, TOEIC kiểm tra khả năng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Nội dung của bài thi TOEIC rất thực tế và thực dụng đối với những người đã, đang và sẽ đi làm trong môi trường công ty nước ngoài. Bài thi TOEIC là một tổ hợp các tình huống có thể gặp trong môi trường công ty, vì thế, nếu chúng ta nắm bắt được các tình huống này thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong rất nhiều tình huống trong thực tế. Có thể kể ra một vài tình huống: interview, problem discussion, conference, orientation, company retreat, weather bulletin, advertising, purchasing, order processing, merchandise processing, fax, corporate mails, proposal deadline extended, gossip at office, travel by air, travel by ferry, weekly/monthly/quarterly/yearly reports, meetings, pickups, assignments, news bulletin, promotion, everyday conversation at office, and so on.

THEO FORMAT CU THI:

Cấu trúc bài thi TOEIC
Listening Practice:
Section 1: Picture Description (20 câu)
Section 2: Questions and Responses (30 câu)
Section 3: Short Conversations (30 câu)
Section 4: Short Talks (20 câu)
Reading Practice:
Section 5: Incomplete Sentences (40 câu)
Section 6: Error Recognition (20 câu)
Section 7: Reading Comprehension (40 câu)
Một số điểm cần lưu ý của bài thi TOEIC là phần Listening nói theo giọng Mỹ, nối âm (word connection) và biến âm, tắt âm rất nhiều, đồng thời, tốc độ cũng rất nhanh, đặc biệt là Section 2 và 3. Ngoài ra, toàn bộ nội dung của phần Reading Practice hoàn toàn đều có thể trở thành phần nghe – khi ôn cần lưu ý.



Phương pháp học

Do TOEIC do viện khảo thí và giáo dục Hoa Kỳ (ETS) soạn ra, thế nên, bước đầu tiên muốn học, là phải chuẩn hóa lại phát âm của mình theo âm Mỹ. Người Việt Nam thường có xu hướng nói từng từ một (word unit) nhưng người Mỹ lại phát âm theo từng khối âm thanh (sound unit). Ví dụ:
She laf de di zai dia
Tức là:
She laughed at his idea.
Trong câu trên, d đã nối với at, chữ h câm (silent), nên t sau at đọc là d nối luôn với is tạo thành di zai…
Do đó, đầu tiên, cần phải học American Accent Training, giáo trình này có thể mua ở bất cứ hiệu sách nào. Nhưng nó có tân 4 đến 5CD và dày cỡ gần 300 trang. Khi học cần phải chọn phần phù hợp trong giáo trình mà học, chứ nếu học tuần tự thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, và phần lớn sẽ bỏ cuộc. Cách học là học thuộc các luật, và các cách phát âm những từ thường gặp, cách nối âm, cách phát âm chữ T, chữ R… đặc biệt là cần lưu ý và áp dụng nối âm.

Song song với việc học American Accent Training, cần phải học về Business English – tức là tiếng Anh trong môi trường làm việc. Cần lưu ý rằng chúng ta ko chỉ học Tiếng Anh mà còn học các kiến thức chung về môi trường làm việc, chẳng hạn như về tổ chức của công ty: ví dụ có hai board riêng là Board of Directors và Board of Executive, rồi cấp bậc của CEO, COO, CFO, MD, President, Vice-President, ko hoàn toàn như chúng ta thường nghĩ, rồi các kiến thức về tài chính, về đầu tư, về chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, quảng cáo, PR… luôn phải sẵn sàng bổ trợ các kiến thức đó. Việc học Business English sẽ giúp người học hình thành một hệ thống từ vựng Business, đi kèm đó là các ngữ pháp thường dùng và văn phong trong các tài liệu viết. Khi học về Business English nên – phải học thuộc các bài và kết hợp áp dụng phần nối âm cũng như các quy tắc American Accent.

Sau khi đã qua hai bước trên, tức là khi đã có một vốn từ và background cơ bản về business, đồng thời nắm được quy tắc phát âm American English, khi đó, bắt đầu bước vào quá trình ôn luyện. Về cách luyện thi mình sẽ trình bày ở blog entry tiếp theo…



Về phần luyện thi TOEIC
Sau khi đã nắm được cơ bản các nguyên tắc phát âm âm Mỹ, có được một khối lượng từ vựng tương đối phong phú về Business English, đồng thời cũng đã nói trôi chảy và lưu loát, có nối âm khi nói (điều này nói đơn giản vậy, nhưng với ai đã từng học lớp TOEIC của mình thì chắc chắn đã hiểu rằng để đạt được yêu cầu thì không hề đơn giản), thì chúng ta bước sang phần luyện thi TOEIC.


Về giáo trình: mình recommend TOEIC Mastery – đây là phần mềm, có thể mua ở hàng đĩa, vừa rẻ vừa hữu hiệu.

Về phương pháp: nên luyện song song cả phần listening và reading, tới phần này, nếu ai học TOEIC sẽ hiểu ngay tại sao phải học American Accent Training… rất đơn giản, vì có những phần cho dù có xem scripts cũng không thể nói giống đĩa được, mà nói không chuẩn thì nghe cũng sẽ không chuẩn. (Tất-nhiên-ở-đây-chỉ-nói-tới-tiếng-Anh-Mỹ nhé, mình ko nói tiếng Anh quốc tế, mấy hôm sang Sing toàn làm việc với mấy ông Ấn Độ, mãi mới quen với khẩu âm Ấn Độ, mình lại ở cùng apartment với hai tên Tàu, lại nói ngọng, Chai nờ nó nói thành Chai lờ :D…)

Về phần nghe:

ở đây ko bàn tới Section 1 vì nó đơn giản và lại tương đối đa dạng, chỉ bàn tới Section 2, 3, 4. Nên ôn theo trình tự hết Section 2 rồi đến Section 3 rồi đến Section 4. Thực ra, trong môi trường giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong môi trường giao tiếp công ty, chúng ta sẽ gặp hai tình huống chính là: hội thoại (Section 2, 3) và một người nói cho nhiều người nghe (Section 4). Trong bài thi TOEIC, các tình huống này là cố định – tức là chỉ có khoảng 90 tình huống cho mỗi Section 2, 3. Chúng ta nghe nếu chưa hiểu thì nghe lại, vẫn chưa hiểu thì nghe lại lần nữa, vẫn chưa clear được thì thôi xem script rồi tập nói giống hệt đĩa về cả ngữ điệu, nối âm, và tốc độ. Đó là định hướng chung cho cả phần nghe, chỉ có học như vậy thì chúng ta mới có thể cải thiện khả năng nói của mình…
Về tip cho từng phần, tất nhiên muốn tăng điểm ngoài thực lực, cũng phải có tip.
Trước tiên, điều quan trọng nhất là khi học ngoài ngôn ngữ ra, cần phải học theo tình huống, với những người đã đi làm, đặc biệt là đã làm công ty nước ngoài thì sẽ thấy các tình huống trong bài thi TOEIC rất gần gũi, với những bạn còn là sinh viên, thì hay năng động một chút, đi làm thêm, dự hội thảo (bằng Tiếng Anh) thường xuyên, hoặc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh thường xuyên đi đón khách nước ngoài chẳng hạn, hoặc đi phỏng vấn thật nhiều… Khi học đến phần nghe mình phải để tâm tới các tình huống, và thử nghĩ xem có mấy trường hợp có thể xảy ra, chỉ như vậy thì mình mới học một mà biết mười. Khi chúng ta đã chuẩn bị trước các tình huống đó thì đi thi, khi nghe đến câu hỏi chưa nghe đã có câu trả lời trong đầu.
Đây chính là tip cho section 2, questions and responses, chúng ta sẽ được nghe 1 câu hỏi, theo sau đó là 3 câu trả lời, đặc điểm là người ta nói rất nhanh, và câu trả lời cũng rất nhanh, tuy nhiên, cũng có những quy luật và bẫy rất cổ điển. Thông thường, chúng ta nếu không nghe hiểu, thì sẽ chỉ bắt được vài từ mà vẫn chưa hiểu, chính vì thế mà câu trả lời mà có một từ ở phần câu hỏi thì chắc chắn sai (họ bẫy mà) bằng cách này, có thể loại trừ được ít nhất là 1 phương án, thế là chỉ chọn 50/50 sẽ dễ hơn nhiều….
Khi học thì nhớ group các tình huống lại, ví dụ:
Các tình huống sau cùng nhóm:
1 Q: Who’s responsible for keeping these shelves stocked?
A: That’s Mr. Harmin’s job.
2 Q: Who’s in charge of ordering office supplies?
A: I can do that for you.
3 Q: Whom should I see about repairing this condenser?
A: Talk to someone at the customer service desk.
Sau khi luyện thuộc lòng 90 tình huống (trong giáo trình TOEIC Mastery, với các giáo trình khác, các tình huống cũng tương tự, chỉ thay đổi một chút về câu chữ) thì chúng ta sẽ cảm thấy phần này ko khó chút nào.

Part 3: có khó khăn ở chỗ người nói nói rất nhanh, và câu hỏi đòi hỏi phải phân tích. Tuy nhiên, với bài thi TOEIC hiện nay thì ứng với mỗi hội thoại chỉ có một câu hỏi, và chúng ta có thể đọc trước được. Do đó, quá trình chuẩn bị pre-listening question analyzing là rất quan trọng, vì, khi đọc câu hỏi, chúng ta đã nắm được thông tin cần phải nghe, đồng thời cũng có được một số từ chốt nhất định, thậm chí, nếu đã luyện xong chúng ta đã có thể trả lời trước khi nghe hội thoại. Do đó, khi học luôn phải học kỹ các tình huống, các cách xử lý trong thực tế như thế nào… Đây chính là phần mà nhiều người mất điểm nhất kể cả những người trên 900. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ bớt khó khăn hơn sau khi chúng ta đã học thuộc 90 tình huống, hiểu, nói trôi chảy đúng tốc độ, ngữ điệu, nối âm…


Khó vì người nói nói quá nhanh nên người nghe chưa kịp nhận biết được ý của bài nói thì đã qua mất rồi. Tuy nhiên, cũng có một điều may mắn là, phần này, ứng với mỗi đoạn hội thoại, chỉ có một câu hỏi duy nhất. Với bài thi TOEIC hiện nay thì câu hỏi đã được in sẵn trong testbook, nên nếu chúng ta dành khoảng thời gian giữa hai đoạn hội thoại cho việc đọc câu hỏi và phân tích câu hỏi cho đoạn hội thoại sắp tới thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Ví dụ:
Đây là câu hỏi của một đoạn hội thoại:
What is the woman’s opinion of the factory-outlet complex?
A - It’s not a convenient place for her to shop
B - It’s a good place for her to shop on a regular basis
C - Prices are higher in stores there than in ordinary stores
D - It’s very cheap but is not a very pleasant place to shop
Thì câu trả lời ở đây là A - nếu chúng ta có khái niệm về Melinh Plaza Trade Complex ở trên đường đi Nội Bài chuyên bán building materials. Giá sẽ rẻ hơn do location nhưng có một điểm bất tiện là phải đi xa – not convenient. Tương tự với Metro Thang Long trên đường Phạm Văn Đồng.
Ví dụ khác:
Where will the woman first exchange her money?
A - At the airport
B - At the hotel
C - On the street
D - At a downtown bank
Đây là một câu hỏi về việc đổi tiền. Thử phân tích nhé. Thông thường, đối với những người đi công tác dài ngày ở nước ngoài và mới đi lần đầu – chẳng hạn như đồng nghiệp của mình ở Yokogawa và ngay bản thân mình, thì đều đổi một lượng tiền Sing nhất định ở nhà sẵn cho tiện (đổi ở Hà Trung ý). Nhưng trong môi trường quốc tế thì lại khác, tiêu dùng chính là USD, việc đổi tiền rất tiện, nên đối với những chuyến công tác ngắn, hay những lần dự hội thảo thì người ta thường đổi tiền ở sân bay một ít (để có tiền đi taxi và gọi điện), rồi vào thành phố đổi tại ngân hàng để được Best Rate. Bản thân mình hồi còn là sinh viên, từng đi tình nguyện đón đoàn dự hội thảo, khách cứ xuống sân bay là đều hỏi “where can I change money?” và họ đều đổi một chút tiền ở Airport Bank Counter để còn có tiền đi taxi và ăn một vài bữa. Thế nên ở đây chưa cần nghe đoạn hội thoại, 90% là phương án A đúng.
Do đó, mà ngoài việc học tiếng Anh, chúng ta cũng cần phải học nhiều về các tình huống trong thực tế.

Thông thường các câu hỏi của phần này xoay quanh:
Where – Location của conversation: đây là loại câu hỏi không khó, chúng ta chỉ cần bắt được một vài key word. Các location thường gặp cũng rất giới hạn, tức là có thể biết trước đề :P including: trong ô tô, trên xe bus, trên máy bay, tại nhà hàng, khách sạn, tại conference room, tại airport, tại cửa hàng hoa, tiệm tạp hóa, tại triển lãm…Who – người nói, người nghe, và người thứ ba. Loại câu hỏi này hỏi thông tin về những người tham gia hội thoại, cho nên, khi đọc câu hỏi trước, phải phân loại xem có phải là loại câu hỏi này không, thì keep in mind là ai là người nói, ai là người nghe.Why – đây là loại câu hỏi nói về nguyên nhân của cuộc hội thoại nó cũng tương tự với câu hỏi What, tức là loại câu hỏi hỏi về chủ đề của hội thoại. Loại câu hỏi này chiếm chủ yếu trong bài thi TOEIC – tuy nhiên, từ vựng và chủ đề phần nào đã được cung cấp trong câu hỏi – nên phải cố gắng tận dụng tốt.

Một loại câu hỏi mà nếu chúng ta để ý thì luôn trả lời đúng chỉ cần để tâm. Đó là câu hỏi về suy luận – tính toán số lượng. Thông thường chúng ta rất thường xuyên nói tới những con số, chẳng hạn như: khi mua hàng thì discount bao nhiêu phần trăm, một pack thì có bao nhiêu piece, phải tip cho waiter bao nhiêu, hoặc những con số về thời gian, giá hàng, giá vận chuyển hàng, size, số người attend, số person/group… với loại câu hỏi này, thông thường chúng ta sẽ phải tính toán một chút, chứ trong đoạn hội thoại không nói trực tiếp thông số. Chẳng hạn như một tình huống về máy bán hàng tự động rất phổ biến ở các nước phát triển (Sing có Atlas Vending).


Câu hỏi:
What is the price of coffee in the vending machine now?
A - 25 cents
B - 50 cents
C - $1 D - $1.5
Ví dụ như ở Sing thì giá chỉ khoảng 30 – 40 cents/cup. Đây là loại câu hỏi về số học – chắc chắn đáp án sẽ ko nói thẳng ra những con số trong câu hỏi (nếu giống thì thường sai). Chuẩn bị tinh thần như vậy chúng ta sẽ nghe tốt hơn. Sau đây là phần sẽ nghe:
· They’ve raised the price of coffee from the vending machine again.
· You’re kidding. When we first started working here it was 50 cents a cup.
· Well, it’s triple that now, and it’s not half as good as it used to be.
Vậy đáp án là 50x3 = 1.5 cents.


Hoặc một ví dụ khác,
Câu hỏi:
How many cans of soup will the man probably buy?
A - One
B - Two
C - Three
D - Four
Nếu có ai đó từng mua hàng ở Metro, thì sẽ biết là họ bán hàng theo Metro unit tức là bán theo pack chứ ko bán lẻ và rất hay có khuyến mại, chẳng hạn như mua 3 tặng một chẳng hạn. Đây là một tình huống tương tự như vậy.
Đây là phần nghe:
Salesperson: You know, these cans of soup are two for the price of one.
Customer: So you’re saying I should get four instead of three. Is that right?
Salesperson: Right. And u only pay for two of them.
100% học viên tham dự lớp TOEIC của mình đều sai câu này. Đây là một câu hỏi khó, đáp án đúng là… 2. Khách hàng muốn mua 3 nhưng người bán hàng bảo mua 1 tặng 1, nên ông này mua 2 để được 4. Lý do nhiều người sai câu này, do chưa được chuẩn bị về loại câu này, do người ta nói quá nhanh hay do chưa quen với American Accent.

Tiếp tục với TOEIC tips cho Part 4short talks.

Tùy theo trình độ mà phần này có thể là phần khó hoặc phần không khó đối với người nghe. Phần này sẽ khó đối với người nghe chưa tốt – tức là với những người khi nghe gặp từ chưa rõ thì toàn bộ phần tiếp theo sẽ bị cuốn đi. Nhưng sẽ không khó đối với những người khả năng nghe đã sang giai đoạn hai (tạm chia vậy) là giai đoạn nghe theo kiểu catch từ, từ nào hiểu thì catch, ko hiểu thì cho qua. Nếu chúng ta đã luyện qua American Accent Training và đã luyện qua Part 2, và Part 3 một cách kỹ càng thì phần này sẽ có vẻ dễ dàng hơn.

Điểm khó của Part 4 là ứng với mỗi short talk, sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi (từ 2 đến 5 câu), mà các câu hỏi này lại không sắp xếp theo trình tự nghe, tức là thông tin cho câu hỏi sau có thể lại ở phần đầu, do đó, nhất thiết phải đọc và phân tích câu hỏi trước.

Để trả lời được câu hỏi trong phần này không khó, tuy nhiên để trả lời đúng hết mới khó, thông thường có khoảng hơn chục short talks, mà mỗi câu trả lời sai một câu chẳng hạn, thì sai mất khoảng 13 câu rồi, nhân sơ sơ mất khoảng 70 điểm rồi, chưa tính các phần khác (nhất là Part 3) thế là sẽ rất khó được trên 900 nếu phần này không trả lời đúng hết – trên thực tế thì phần này ko khó và bạn có thể trả lời đúng gần hết, chỉ sai khoảng 1 – 2 câu. Nhưng tất nhiên là sau khi luyện cẩn thận.

Các tình huống trong short talk bao gồm: interview, orientation: các buổi phổ biến về chính sách hoặc định hướng chung trước một khóa đào tạo, vể news thì tương đối đa dạng: về finance, về merger – sát nhập, split up…, về weather bulletin thì có thể broadcast từ radio station, hoặc do captain trên máy bay thông báo, hoặc có thể trên một phương tiện giao thông vận chuyển tới sân bay; về meeting, về seminar, các bài presentation, announcement về company policies, về quảng cáo, về schedule, recorded tape hướng dẫn về sử dụng dịch vụ… các tình huống rất hay gặp trong thực tế.

Khi chúng ta đọc câu hỏi, cần phải phân loại thành hai loại câu hỏi là scanning và skimming, tức là loại câu hỏi lấy thông tin cụ thể, và câu hỏi lấy ý chính; từ đó mà định hướng được loại thông tin mình cần.

Ở đây, mình đưa ra một số ví dụ về phân tích câu hỏi.

Ví dụ 1:

Đọc qua mấy câu hỏi đã,

1. Who reported the story to the radio station?
Listeners.
The States Police.
The Red Cross.
The Weather Bureau.

2. Which of the following are listeners NOT specifically warned against?
High winds.
Low temperatures.
Flooding.
Heavy snow.

3. What are people along the coast advised to do?
Evacuate the area immediately.
Go to emergency shelters.
Be ready to leave their houses.
Stay at home.

Khi đọc qua các câu hỏi này trong testbook thì chúng ta có thể hình dung được phần nào về tình huống này là một weather bulletin, đại khái thì sẽ nói về bão gì đó. Cả 3 câu hỏi đều thuộc loại scan, nhưng với hai câu hỏi 2 và 3 thì dữ kiện sẽ được đưa đan xen, cho nên luôn phải vừa nghe vừa đối chiếu, phương án nào ko đúng thì cross off ngay khi nghe. Sau khi nghe rồi, xem key rồi, xem script rồi, thử nghĩ thêm 1 chút, thực ra, một cái bản tin về bão thì ở đâu cũng giống nhau cả, ở VN chẳng hạn, thông tin liên quan là: ở đâu, đặc điểm cơn bão ra sao, khi nào thì hit the area, cần có biện pháp gì đối phó: tùy theo cấp độ của bão mà di tản ngay hay đợi rồi mới di tản… thế là đã được một tình huống, trong bất cứ bài thi TOEIC nào cũng có câu hỏi về thời tiết  lần sau nghe tình huống tương tự, chắc chắn sẽ trả lời đúng.

Ví dụ 2:

Câu hỏi như sau:

1. What function do the former system and the new system share?
A cash register.
An inventory tracking system.
A mailing list.
A training mode.

2. How is the customer file function valuable?
In tracks inventory.
It helps maintain the mailing list.
It is similar to the former system.
It is preferred by the employees.

3. What feature does the speaker think is most useful?
The operating system.
The customer file.
The self-training mode.
The inventory tracking system.

Đọc qua câu hỏi, có thể hình dung được đây là một đoạn quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm, thông tin mà chúng ta cần phải catch được cũng chính là những thông tin mà mỗi đoạn quảng cáo cần truyền đạt: sản phẩm mới có chung đặc điểm gì với sản phẩm cũ, sản phẩm mới có đặc điểm gì mới và tiến bộ hơn. Chỉ cần pre-analysis như vậy là có thể trả lời đúng cả 3 câu này.
Nói chung là phần này không khó, các tình huống đều cố định, và cũng chỉ có bấy nhiêu tình huống, chỉ cần ôn hết khoảng 20 tình huống này là có thể trả lời đúng. Tuy nhiên cần lưu ý một chút về các bản tin thời tiết, người ta đang nói tới thời tiết ở đâu? Và vào thời điểm nào? Vì trong một bản tin có thể nói về thời tiết ở nhiều địa điểm và nhiều thời điểm khác nhau. Với các short talk nói về timetable của ferry chẳng hạn, thì thông tin cần nhớ là gì nhỉ, ví dụ đi hydrofoil ferry từ Saigon ra Vung Tau chẳng hạn thì chúng ta cần biết thời gian đi, thời gian đến, chuyến đầu, chuyến cuối, của cả chiều đi và chiều về, giá one-way hay return, câu hỏi thường xoáy vào thời gian, và trình tự câu hỏi không theo trình tự nói, chỉ cần chuẩn bị sẵn những thông tin cần thiết về tình huống là có thể ok được phần này.

Trong bài thi TOEIC ngoài 4 part của listening còn có 3 part về Reading Practice bao gồm: Part 5: Sentence Completion, Part 6: Error Recognition, và Part 7: Reading Comprehension. Đánh giá về Part 5: theo mình là khó nhất trong phần reading vì có những câu sẽ có từ mới mà mình chưa biết, nên dù sao cũng sẽ mất điểm ở phần này khoảng một vài câu.
Về Part 6: thì cũng chỉ có bấy nhiêu pattern lỗi thôi, ôn kỹ và nhớ kỹ các lỗi này là có thể làm đúng 100% ở bất kỳ bài thi nào: tip cho phần này là ‘Make it easy’ đừng nghĩ quá phức tạp, vì mọi error đều rất basic và nằm trong tầm tay.

Về Part 7: Reading Comprehension của TOEIC nếu so với TOEFL thì dễ hơn nhiều, các bài reading trong TOEIC chủ yếu là các business paper mà chúng ta sẽ gặp trong môi trường đi làm. Ví dụ như: correspondence – thư từ, minutes – biên bản, memo – in-house letter, advertising, job-wanted ad, article – các bài báo, travel guide, parking guide, customs register sheet, survey… điểm khó của phần này là: new words, new terms, and time management. Đối với người đã có tiếp xúc và đã quen với môi trường business thì sẽ cảm thấy không khó khăn với các bài đọc này cho dù có thể có khá nhiều từ mới về business (ai đã học về Business English thì sẽ thấy bớt khó khăn hơn), một điểm khó nữa là quản lý thời gian, phần Part 7 sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, đa phần những người mới làm bài thi TOEIC lần đầu đều không đủ thời gian. 100% học viên lớp TOEIC của mình đều không đủ thời gian cho Test 1 thậm chí 50% không đủ thời gian cho Test 2, rất may, đến final test thì ai cũng manage được thời gian của mình.


REAL TEST STRATEGY

Về chiến thuật khi thi TOEIC, thực ra, cũng không có gì nhiều. Tất cả có thể chỉ gói gọn trong hai chữ: “KEEP UP” tức là phải luôn chủ động, và phải vượt trước bài thi. Do trong phần nghe của TOEIC kéo dài 45 phút liên tục, nên nếu thí sinh chưa quen với việc nghe tiếng Anh liên tục trong một thời gian dài, thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, và đôi lúc, mất tập trung. Đây chính là thực tế mà mình gặp phải trong lần thi TOEIC đầu tiên, và cũng là điều hầu hết học viên trong lớp TOEIC của mình gặp phải trong lần test đầu tiên. Chỉ cần 2, 3 lần mất tập trung, là chúng ta cũng đủ để vuột mất ít nhất 10 questions, đó là chưa nói tới khả năng trả lời đúng sẽ giảm đi rất nhiều.

Đối với section 2, đi thi sẽ rất dễ dàng với những người đã ôn kỹ, vì khi nghe câu hỏi, chúng ta đã có thể có được câu trả lời trong đầu, từ đó mà có thể chủ động đối chiếu với 3 câu trả lời sẽ nghe.

Đối với section 3, sau mỗi conversation sẽ là khoảng thời gian nghỉ vài giây, khoảng thời gian này sẽ rất quý nếu chúng ta tận dụng tốt để đọc câu hỏi tiếp theo, phân tích và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu chẳng may đoạn hội thoại vừa nói, bạn nghe ko rõ, thì hãy trả lời random thật nhanh, để chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi tới, vì nếu bạn dùng thời gian này chỉ để nghĩ và trả lời câu hỏi vừa nghe, bạn sẽ bị động và thường bị cuốn theo bẫy của đề thi.
Đối với section 4, cũng tương tự section 3, nhưng vì nhiều câu hỏi hơn, nên thời gian nghỉ cũng dài hơn, nhất thiết phải dùng thời gian này để đọc kỹ các câu hỏi của short talk tiếp theo, phân tích, phân loại tình huống, sẽ có 50% câu hỏi bạn có thể trả lời mà chưa cần nghe.

Về phần Reading, bạn có 75 phút, nhưng vấn đề lại nằm ở phần reading, hầu hết những người mới làm bài thi TOEIC 1, 2 lần sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành phần Reading trong thời gian 75 phút! Thực ra, chỉ cần điều chỉnh một chút là có thể manage thời gian làm bài của mình được. Section 5: Sentence Completion và Section 6: Error Recognition, các bạn chỉ được phép hoàn thành trong khoảng 15-20 phút, thì mới có đủ thời gian dành cho phần Reading, trong khi làm bài, phải thật khẩn trương và luôn KEEP IN MIND điều này.
Thực ra, sau mỗi khóa TOEIC, phần điểm tăng của học viên trong lớp của mình chủ yếu nằm ở phần Listening. Lý do là chỉ cần chúng ta làm quen với Accent và các tình huống, hiệu chuẩn lại phát âm của mình, là có thể cải thiện được khả năng nghe với-từ-vựng-sẵn-có. Tuy nhiên, với reading, mọi chuyện lại hoàn toàn khác, việc các bạn có thể tăng được điểm số trong phần reading đòi hỏi một thời gian đủ dài tiếp xúc với tiếng Anh, chịu khó học từ, học văn phong, học ngữ pháp, học cách dùng từ… mà nếu chỉ có 2 – 3 tháng thì chưa đủ, nếu bạn chỉ có từng đó thời gian, thì hãy cố học nhiều hơn, cường độ dày hơn, ôn tập thường xuyên hơn, thì có thể bạn học 3 tháng sẽ được bằng 6 tháng của những người khác… Cá biệt, có trường hợp bạn Vân (học FTU) phần nghe điểm rất cao, phần reading làm xong sớm 15’ vậy mà điểm vẫn không cải thiện giữa lần thi thứ 2 và thứ 3…

Nếu ai đó thi TOEIC mà điểm chưa cao, xin đừng buồn, có thể vì bạn găp phải phần bài thi khó, hoặc cũng có thể vì bạn ôn chưa đủ, cũng có thể vì bạn chưa tập trung, hay cũng có thể vì bạn chưa chuẩn bị đầy đủ sức khỏe, và dù sao, đó cũng là một động lực để mình cố gắng học tiếp… học là hàm của quá trình mà…
-->read more

ANOTHER TIP - TOEIC

Hiện chưa có thông tin gì chính thức về thời điểm sẽ áp dụng hình thức thi mới ở Việt Nam mặc dù đã có tin đồn từ lâu lẩu lầu lâu rằng năm 2007 sẽ thay đổi J trong khi ở Korea và Japan đã áp dụng từ lâu. Như vậy, hiện tại đề thi TOEIC ở Việt Nam còn giới hạn kiểm tra hai kỹ năng tiếp cận là Nghe và Đọc. Nhưng thông qua hai kỹ năng này, bài thi TOEIC cũng đã gián tiếp đánh giá hai kỹ năng tái tạo của thí sinh. Để sử dụng tốt một ngôn ngữ thì người đọc phải biết phát âm (pronunciation) và cách dùng (usage) của từ vựng và ngữ pháp để làm cơ sở phát triển bốn kỹ năng listening, speaking, reading, và writing. Do vậy, bạn cần học tốt từ vựng Business English và ngữ pháp tiếng Anh để hoàn thiện bốn kỹ năng trên.

Listening trong bài thi TOEIC không chỉ đơn thuần kiểm tra khả năng nghe mà còn gián tiếp kiểm tra khả năng nói của thí sinh vì muốn nghe tốt thì trước hết phải nói chuẩn. Bạn cần phải luôn có ý thức trau dồi (practice & drill) cả từ (words) lẫn câu (sentences) và luôn tiến hành lặp đi lặp lại (repetition) thì kỹ năng nghe nói mới phát triển được. Hãy tập thói quen dùng tay để viết và dụng miệng để đọc từ vựng và câu để thông thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bạn nên tận dụng Part 2 (Questions & Responses) và Part 3 (Short Conversations) tối đa: nghĩa là sau khi thực hành làm bài nghe ở hai phần này, bạn cần đối chiếu với đáp án để biết những điểm mạnh, điểm yếu của mình để tìm hướng khắc phục khi luyện nghe. Sau đó, bạn cần chuyển sang luyện nói bằng cách nghe câu hỏi trong băng ghi âm rồi tập đối đáp nhanh và đúng – đúng tức là đúng về phát âm, ngữ điệu, nối âm, từ vựng và cấu trúc. Tương tự, hãy đọc Part 7 (Reading Comprehension) nhiều lần vầ tập viết lại những bài đó. Bạn sẽ thấy hiệu quả đạt được là bạn vừa nhớ nhiều từ, hiểu các cấu trúc và biết tái sử dụng chúng, đồng thời khả năng viết của bạn cũng sẽ nâng cao rất nhanh. Cho dù bài thi TOEIC chưa bắt buộc thí sinh thi Writing & Speaking (optional) nhưng nếu bạn chịu khó thực hiện lời khuyên trên đây thì bạn cũng đã tự trang bị cho bản than đủ bốn kỹ năng để có thể đáp ứng cho nhu cầu công việc hàng ngày. Sự nỗ lực của bản thân kết hợp với thày giỏi và giáo trình hay sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn. Chắc chắn bạn học không chỉ để đạt được điểm cao cho bài thi TOEIC mà thực sự còn để làm chủ năng lực sử dụng tiếng Anh – công cụ giúp bạn làm việc hiệu quả và thăng tiến trong môi trường công ty có yếu tố nước ngoài.



Tips for PART 5 – Incomplete Sentences

1. Trước khi giải quyết câu hỏi
Part 5 gồm các câu trần thuật đòi hỏi thí sinh phải đọc và tìm từ đúng để hoàn thành câu. Các từ cần điền thuộc lĩnh vực từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (grammar) và cách dùng (usage). Trước khi tiến hành làm 40 câu câu hỏi của Part 5, bạn cần kiểm tra lại kiến thức của mình về các điểm sau đây:

* Bạn đã nắm vững các điểm ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh chưa?
Các điểm ngữ pháp gồm: từ loại (noun, verb, adjective, adverb…); các thì (present simple, present progressive, present perfect…); các hình thức của động từ (infinitive, gerund…); cấu trúc câu (đơn, kép, phức). Nếu chưa nắm vững ngữ pháp căn bản thì bạn phải nhanh chóng ôn lại lý thuyết và thực hành nhiều qua các nguồn sách ngữ pháp tổng quát.
Ví dụ:
Anyone who _______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) wants (C) wanting (D) to want
Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nắm vững dạng động từ đúng cần điền vào chỗ trống sau đại từ quan hệ làm chủ ngữ. Anyone luôn đi với động từ số ít nên (B) wants là đáp án phù hợp.
Câu này cũng có thể diễn đạt theo cách khác mà nghĩa không thay đổi:
Anyone ______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) who want (C) wanting (D) wanted
Trong câu này, lựa chọn chính xác là (C) wanting – kết hợp với to visit the museum tạo thành mệnh đề quan hệ rút gọn – đóng vai trò là một adjective bổ nghĩa cho anyone tạo thành chủ ngữ cho động từ chính should sign up.
Nếu không có căn bản ngữ pháp thì chắc chắn bạn sẽ mất nhiều thời gian suy nghĩ và có khi lựa chọn sai đáp án.

* Bạn có thể phân biệt được ý nghĩa và cách dung của các từ hay chưa?
Hãy xem ví dụ sau:
If you have any questions about the project, _____ with our customer representatives.
(A) call (B) contact (C) speak (D) touch
Nếu bạn có kiến thức vững vàng về nghĩa và loại động từ (nội/ngoại động từ) thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy từ cần chọn cho chỗ trống này: cả call, contact và touch đều là ngoại động từ, sau chúng phải là một danh từ nên không thể có giới từ theo sau mặc dù về nghĩa thì cả call và contact đều chấp nhận được.

* Bạn có thấy sự khác biệt về nghĩa của câu khi cùng một dạng động từ được sử dụng hay không?
Hãy xem ba câu sau:
The woman is working at the computer.
The woman who is working at the computer.
The woman working at the computer.
Cùng là dạng working nhưng trong câu đầu, working là động từ chính ở thì hiện tại tiếp diễn (Present Progressive), câu hai working là động từ chia trong mệnh đề phụ và câu ba working là phân từ hiện tại (Present Participle) hoàn chỉnh cho cụm từ làm chủ ngữ của câu. Nếu không phân biệt được sự khác biệt này thì kiến thức ngữ pháp của bạn chưa hoàn thiện, bạn cần phải học thêm về ngữ pháp.

2. Trong khi giải quyết câu hỏi
Hãy thực hiện những lời khuyên sau đây:

* Đọc kỹ cả câu và vận dụng kiến thức sẵn có để đoán loại từ (danh từ, động từ, tính từ, hình thức của từ…) cần cho vị trí chỗ trống đó.
Anyone who ______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) wants (C) wanting (D) to want

* Xem các đáp án cho sẵn và chọn đáp án gần nhất với phán đoán của bạn.

* Đối với các chỗ trống cần điền từ nội dung (contend word), hãy cân nhắc ý nghĩa hợp lý nhất của câu đó rồi tìm từ đúng nhất trong các đáp án cho sẵn.
If you have any questions about the project _____ with our customer representatives.

3. Sau khi giải quyết câu hỏi
Trong thời gian học luyện thi thì đây là bước quan trọng nhất. Sau khi làm bài, bạn phải đối chiếu với đáp án để biết được khả năng thực tế của mình, câu nào bạn chưa đúng thì phải tìm hiểu nguyên nhân để xem lại lý thuyết nhằm bổ sung kiến thức còn thiếu. Cuối cùng, bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:

* Điền đáp án đúng vào chỗ trống và đọc đi đọc lại câu đó ít nhất năm lần.
Nhờ đọc lại nhiều lần, bạn sẽ quen thuộc với cấu trúc câu, ý nghĩa cũng như từ vựng và bạn có thể sử dụng từ đó cho dù nó xuất hiện ở câu hỏi khác hoặc bạn có thể tái tạo chúng chính xác khi nói hoặc viết.
Ví dụ: Nếu bạn biết rõ từ cần chọn cho câu này:
If you have any questions about the project, _____ with our customer representatives.
(A) call (B) contact (C) speak (D) touch
Thì khi gặp câu hỏi khác như:
All employees must _____ politely even to unpleasant customers.
(A) deal (B) handle (C) speak (D) call
Bạn cũng sẽ làm đúng bời vì bạn đã biết speak là nội động từ, theo sau nó không có tân ngữ mà có thể có giới từ speak to/with sb hay speak about sth.

* Cũng cần để ý tới những từ khác trong câu
Cũng cùng câu đó nhưng thành phần khác trong câu cũng sẽ được đặt câu hỏi. Ví dụ:
If you have ______ questions about the project, speak with our customer representatives.
(A) some (B) any (C) every (D) ever
Nhờ đã quen thuộc với cấu trúc của câu này và đã đọc đi đọc lại nhiều lần nên bạn sẽ nhanh chóng chọn được đáp án. Và nếu trong tình huống thực tế yêu cầu, bạn có thể sử dụng câu này một các hiệu quả dù trong hội thoại hay trong email.
-->read more